Thứ 3: 15:04 ngày 22/07/2025
chinh-tri-san-sang-van-hanh-chinh-quyen-dia-phuong-2-cap

Cụ thể, cấp tỉnh tiếp tục đảm trách các nhiệm vụ như trước, trong khi cấp xã sẽ thực hiện nhiệm vụ của cấp huyện và cấp xã trước đây.

Khẩn cấp thành lập Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự cấp xã

Nghị định số 200/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ vai trò, chức năng của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh và cấp xã, đều những lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong ứng phó sự cố, thiên tai tại địa phương.

Theo đó, ở cấp tỉnh, Ban Chỉ huy có nhiệm vụ tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng, chống thiên tai trên toàn địa bàn. Khi có tình huống xảy ra, đơn vị này tiếp nhận và xử lý thông tin từ Tổng đài 112, tham mưu ban hành hoặc bãi bỏ các quyết định liên quan đến cấp độ phòng thủ dân sự.

Đồng thời, Ban Chỉ huy cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức lực lượng thực hiện các biện pháp cấp bách, huy động và phân bổ nguồn lực hỗ trợ, cứu trợ, khắc phục hậu quả. Một trong những nhiệm vụ quan trọng không kém là tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng thủ dân sự và thiên tai. Đồng thời theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

Trong khi đó, đối với cấp xã, nơi trực tiếp đối mặt với thiên tai, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự có vai trò chủ động hơn bao giờ hết. Đơn vị này có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch phòng thủ dân sự phù hợp với địa bàn; tham mưu ban hành hoặc bãi bỏ tình trạng phòng thủ dân sự cấp độ 1; trực tiếp chỉ huy lực lượng và phương tiện tại chỗ để ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Cấp xã cũng được trao thẩm quyền đề xuất các biện pháp cấp bách, huy động lực lượng, tiếp nhận và phân bổ nguồn cứu trợ đến người dân. Ngoài ra, việc truyền tin, báo động, phổ biến văn bản chỉ đạo của cấp trên, tổ chức thông tin tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng thủ dân sự cho người dân, cũng là những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực tự bảo vệ của cộng đồng.

Như vậy, trong mô hình tổ chức mới, cấp xã vừa là “điểm cuối” tiếp nhận mệnh lệnh vừa là “điểm đầu” của các hoạt động ứng phó, phòng ngừa, khắc phục sự cố. Sự phân công rõ ràng, chủ động hơn này vừa đặt ra thách thức về năng lực điều hành, vừa mở ra cơ hội để chính quyền cấp xã phát huy tính linh hoạt và hiệu quả trong quản lý rủi ro thiên tai ngay tại cơ sở.

12-nhiem-vu-trong-tam-cua-cap-xa-trong-phong-chong-thien-tai-postid422410.bbg

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...