Hướng dẫn chăm sóc vải thiều
Do đó, cán bộ khuyến nông xã và bà con cần lưu ý cách chăm sóc vải thiều như sau:
Cán bộ chuyên môn: Thường xuyên kiểm tra, thăm vườn, kết hợp theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây vải để khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật hạn chế lộc đông, tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ ra hoa.
![]() |
Người dân thôn Hòa Trong, xã Tân Lập (Lục Ngạn) chăm sóc vải thiều. Ảnh: AN KHÁNH. |
Đối với diện tích lộc đã thành thục: Thực hiện khoanh cành vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 đối với vải sớm (u hồng, Thanh Hà) và vải thiều để đợt lộc 2. Tùy theo khả năng sinh trưởng của cây để xác định thời điểm khoanh cho phù hợp. Nên khoanh các cành cấp 1,2, hạn chế khoanh gốc.
Hạn chế ẩm độ đất, đào rãnh thoát nước, khơi thông dòng chảy sau mỗi trận mưa, không để nước đọng trong vườn.
Cuốc lật đất, siết nước khi cây ở giai đoạn lộc thu phát triển thành thục cuối tháng 11 (lưu ý không áp dụng với cây sinh trưởng yếu, già cỗi). Tiến hành cuốc lật đất thành một vành tròn theo hình chiếu tán cây có độ rộng 50-70 cm, sâu 10-15 cm để chặt đứt rễ tơ đang hoạt động mạnh. Điều chỉnh độ rộng và sâu diện tích bề mặt đã cuốc cho phù hợp với sinh trưởng của cây vải.
Đối với những diện tích ra lộc cuối thu (cuối tháng 9 đối với vải sớm, đầu tháng 10 đối với vải chính vụ): Cần tỉa cành, tưới ẩm, phun phòng trừ sâu bệnh hại, tạo điều kiện cho lộc phát triển khỏe, thành thục nhanh. Khi phun bón lá, ưu tiên sử dụng phân bón có hàm lượng lân và kali cao, thúc đẩy lộc phát triển nhanh để thành thục kịp bước sang phân hóa mầm hoa.
Theo Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp Lục Ngạn
Ý kiến bạn đọc (0)