(BGĐT) - Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Bắc Giang, trong số 91 chủ sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động (NLĐ) đến nay đã có một doanh nghiệp trả tiền vay trước thời hạn.

|
Công ty TNHH Siflex Việt Nam, KCN Quang Châu (Việt Yên) là một trong những doanh nghiệp được vay vốn phục hồi sản xuất.
|
Đó là Công ty cổ phần May xuất khẩu Bắc Sơn, thôn Ao Vè, xã Vô Tranh (Lục Nam).
Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Công ty này được vay gần 169 triệu đồng, thời hạn vay dưới 12 tháng để trả lương cho 32 lao động nhằm phục hồi sản xuất. DN không cần tài sản bảo đảm và được hưởng lãi suất 0%. Sau thời gian vay khoảng 3 tháng để trả lương cho NLĐ, mới đây doanh nghiệp đã hoàn trả toàn bộ số tiền vay cho ngân hàng trước thời hạn 8 tháng.
Như vậy, đến thời điểm này toàn tỉnh còn 90 DN đang được vay vốn để trả lương cho hơn 140 nghìn lượt NLĐ với tổng dư nợ 478 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, các DN có thêm nguồn lực trả lương cho NLĐ, từng bước phục hồi sản xuất để vượt qua đại dịch.
Tin, ảnh: Minh Linh
Thực hiện Nghị quyết 68: Tập trung gỡ vướng thủ tục, bảo đảm quyền lợi người dân
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 (gọi tắt là NQ 68), các trường hợp F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80 nghìn đồng/ngày (tối đa 45 ngày với F0 và 21 ngày với F1). Chính sách được nhiều người mong đợi song thực tế triển khai gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ: Kịp thời giúp người dân vơi bớt khó khăn
(BGĐT) - Với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Nghị quyết số 68/NQ-CP về hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (gọi tắt là NQ 68) được xem là giải pháp thiết thực của Chính phủ tạo điều kiện cho các cơ sở phục hồi sản xuất, bảo đảm đời sống người dân. Tuy nhiên, vấn đề cấp thiết hiện nay là kịp thời gỡ vướng, đưa nhanh Nghị quyết vào cuộc sống.
Ý kiến bạn đọc (0)