Phản bác luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng
BẮC NINH - Thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có nhiều chuyến công du ngoại giao nước ngoài; cùng đó nhiều nguyên thủ quốc gia có các chuyến thăm cấp Nhà nước đối với Việt Nam.
Lợi dụng những điều này, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng, ráo riết tung ra những luận điệu xuyên tạc về đường lối đối ngoại của Đảng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Chiêu trò “chọc gậy bánh xe”
Lợi dụng bối cảnh quốc tế, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp vừa qua, với động cơ chính trị đen tối, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã không ngừng chống phá, tung ra các luận điệu xuyên tạc, sai trái phủ nhận đường lối đối ngoại của Đảng. Chúng cho rằng, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam là “bảo thủ”, “lạc hậu”, “không còn phù hợp” và đã trở thành “lực cản” đối sự phát triển của đất nước. Các tổ chức phi chính phủ vốn có định kiến với Việt Nam, các tổ chức phản động người Việt lưu vong tại nước ngoài như Việt Tân, các tổ chức xã hội dân sự, các đài quốc tế BBC, RFA, RFI, VOA… với bỏ bọc là đấu tranh cho cái gọi là “tự do, dân chủ, nhân quyền”, họ tự xưng là “người yêu nước”, “tâm huyết” với “vận mệnh quốc gia dân tộc”, “luật sư độc lập”, “nhà báo tự do”, “nhà dân chủ”, “nhà nghiên cứu”, “người Việt yêu nước”... nhưng thực chất là sử dụng chiêu trò “chọc gậy bánh xe”, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” để chống phá.
![]() |
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ. |
Đường lối đối ngoại “cây tre Việt Nam” vốn mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển mang đậm bản sắc dân tộc, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Thế nhưng chúng lại xuyên tạc rằng: Đường lối đối ngoại này là “đu dây”, “gió chiều nào theo chiều đó”, “đứng giữa ngã ba đường”, bị lệ thuộc, chi phối bởi các cường quốc. Rồi đưa ra “lời khuyên”, “chỉ đường” cho Việt Nam phải chọn bên này, bỏ bên kia, nghiêng về phương Tây, gắn phương tiện vũ khí hiện đại với cái gọi là thực hiện “dân chủ hóa Việt Nam”, “giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền” theo kiểu phương Tây; xem đây là giải pháp đích thực để bảo vệ chủ quyền quốc gia, giúp đất nước thoát khỏi tình thế suy yếu, bị chèn ép.
Đường lối đối ngoại quốc phòng “4 không” của Việt Nam (gồm: Không tham gia liên minh quân sự, không liên minh với nước này để chống nước khác, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Chúng cho rằng đường lối đối ngoại này là “bảo thủ”, “tự mình cô lập mình”, “tự tách ra khỏi dòng chảy”, “lỗi thời”.
Trên trường quốc tế, chúng cho rằng Việt Nam ngấm ngầm ủng hộ cho chiến tranh, quay lưng với hòa bình, “không kiên định”, “không dứt khoát”. Chúng xuyên tạc ngoại giao Việt Nam là “lạc hậu”, đường lối “bị động”, "cóp nhặt", “chắp vá”, “lợi dụng”; chúng lớn tiếng đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi đường lối đối ngoại, phải “có lập trường rõ ràng, phải chọn bên hợp lý”… Lợi dụng một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh quan hệ và Việt – Mỹ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, chúng ra sức tung ra những luận điệu xuyên tạc: “Việt Nam đang ngấm ngầm “theo chân” nước này để chống nước kia”; “Việt Nam đang ngả về phương Tây”. Chúng lợi dụng không gian mạng xã hội để tung ra thông tin, nhận thức sai lệch, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam
Trong suốt gần 40 năm đổi mới, đối ngoại luôn thực hiện nhiệm vụ bao trùm là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước. Chính vì lẽ đó, Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của hầu hết tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa phương, song phương quan trọng, có quan hệ hợp tác, đối tác, kinh tế, thương mại với 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Thành tựu đối ngoại nói trên là kết tinh từ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, là kết quả trong thành tựu chung của đất nước như Nghị quyết Đại hội XIII đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, trong đó có đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt từ 430 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 216 tỷ USD, tăng gần 14%, tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu với mức thặng dư thương mại từ 3,4 - 4 tỷ USD. |
Nhờ nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ, toàn diện, sâu rộng của hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đã góp phần thiết thực xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; tranh thủ tối đa các nguồn lực và điều kiện thuận lợi bên ngoài để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; không ngừng cải thiện toàn diện đời sống, vì hạnh phúc của Nhân dân; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh còn người Việt Nam, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; nâng cao vai trò, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Với đường lối đúng đắn đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại của đất nước, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp, các ngành kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt từ 430 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 216 tỷ USD, tăng gần 14%, tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu với mức thặng dư thương mại từ 3,4 - 4 tỷ USD.
Như vậy, trên phương diện lịch sử và hiện tại, lý luận và thực tiễn nêu trên là cơ sở, minh chứng sinh động, thuyết phục phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái nói trên. Đồng thời cho thấy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và quan điểm nhất quán “chọn chính nghĩa, lẽ phải; không chọn bên, chọn phe” của Đảng ta trong phát huy vai trò của đối ngoại “tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Đây cũng là tinh thần Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; đổi mới tư duy từ “thụ động” sang “tích cực, chủ động, độc lập, tự chủ” trong công tác đối ngoại. Đây là quyết sách quan trọng, động lực chiến lược để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường, vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc (0)